Back To Top
Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại Trường Đại học Hà Tĩnh đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những ngành đào tạo có chất lượng cao tại khu vực miền Trung. Với định hướng phát triển gắn liền với xu thế quốc tế, nhà trường chú trọng xây dựng chương trình đào tạo bài bản, hiện đại, cùng đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng của Trung Quốc.
1. Đào tạo gắn với thực tế, định hướng ứng dụng
Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc được trang bị kiến thức vững chắc về:
Chương trình học chú trọng phát triển tư duy ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp và khả năng ứng dụng thực tiễn, giúp sinh viên thích nghi nhanh với các môi trường làm việc đa văn hóa.
2. Đội ngũ giảng viên chất lượng cao – Nguồn cảm hứng học tập
Điểm nổi bật làm nên thương hiệu của ngành là đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, trong đó:
Sự tận tâm, gần gũi và nhiệt huyết của giảng viên chính là yếu tố quan trọng giúp sinh viên yêu thích tiếng Trung, học tốt và phát triển toàn diện cả kiến thức lẫn kỹ năng mềm.
3. Sân chơi học thuật sáng tạo – “Ngôi sao Hoa ngữ”
Bên cạnh học tập, sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc còn được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, giao lưu văn hóa, cuộc thi học thuật sôi nổi. Đặc biệt, hàng năm, Khoa Ngoại ngữ tổ chức cuộc thi “Ngôi sao Hoa ngữ”, thu hút đông đảo sinh viên tham gia.
Cuộc thi là nơi sinh viên:
“Ngôi sao Hoa ngữ” không chỉ là một cuộc thi, mà còn là bệ phóng để sinh viên tỏa sáng, khám phá tiềm năng bản thân và tạo nên dấu ấn trong hành trình học tập.
4. Thực tập 1 năm có hưởng lương tại Hiệp hội Thương gia Đài Loan, Công ty Luxshare-ICT và các trường đại học ở Đài Loan
Một điểm nổi bật tạo nên sức hút của Ngành là sinh viên chỉ học tại trường trong 3 năm học đầu tiên, đến năm học thức 4, tất cả sinh viên sẽ tham gia chương trình thực tập 1 năm có hưởng lương:
4.1. Thực tập tại Hiệp hội Thương gia Đài Loan và Công ty Luxshare-ICT – một trong những tập đoàn công nghệ điện tử hàng đầu của Trung Quốc.
Trong quá trình thực tập:
Đây là mô hình "học đi đôi với hành" giúp sinh viên có kinh nghiệm thực tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
4. 2. Thực tập hưởng lương tại các trường đại học ở Đài Loan
Ngoài doanh nghiệp, sinh viên còn có thể thực tập có lương ngay tại các trường đại học ở Đài Loan thông qua các chương trình hợp tác giữa Trường Đại học Hà Tĩnh và đối tác quốc tế.
Tại đây, sinh viên sẽ:
Đây không chỉ là cơ hội rèn luyện nghề nghiệp mà còn là bước đệm vững chắc cho hành trình du học sau đại học.
5. Định hướng học sau đại học và hội nhập quốc tế
5.1. Cơ hội phát triển rộng mở sau khi tốt nghiệp
Với nền tảng kiến thức vững chắc, kỹ năng thực hành tốt và kinh nghiệm hoạt động phong phú, sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có thể:
5.2. Cơ hội học Thạc sĩ tại Trung Quốc và Đài Loan
Những năm gần đây, sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc - Trường Đại học Hà Tĩnh sau khi tốt nghiệp, bằng kiến thức và kỹ năng của mình, đã nhận được các suất học bổng toàn phần, tiếp tục học Thạc sĩ tại các trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc và Đài Loan như:
Nhà trường có liên kết chặt chẽ với các đối tác quốc tế, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị hồ sơ, giới thiệu học bổng, tư vấn chọn trường, ngành học phù hợp với năng lực và định hướng nghề nghiệp.
6. Những giảng viên uy tín Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc – Trường Đại học Hà Tĩnh
6.1. TS. Dương Minh Cường – Giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh
- Trưởng Bộ môn Ngôn ngữ Trung Quốc – Trường Đại học Hà Tĩnh
- Tiến sĩ Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ học ứng dụng, Trường Đại học Truyền thông Trung Quốc, Bắc Kinh, Trung Quốc.
- Thạc sĩ Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ học ứng dụng, Trường Đại học Nam Khai, Trung Quốc.
- Học trao đổi sinh viên tại Trường Đại học Ngô Châu, Trung Quốc.
- Thực tập sư phạm tại Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc.
- Cử nhân Sư phạm tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế.
6.2. ThS. Trần Thị Dung – Giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh
- Cố vấn học tập Ngành ngôn ngữ Trung Quốc – Trường Đại học Hà Tĩnh
- Thạc sỹ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Tây Nam, Trung Quốc.
- Thạc sỹ Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế.
- Cử nhân Sư phạm tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng.
6.3. ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy – Giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh
- Đang làm Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học, Trường Đại học Sư phạm Hồ Nam, Trung Quốc.
- Cử nhân Sư phạm tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế.
6.4. ThS. Nguyễn Thị Mai Trâm – Giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh
- Đang làm Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Sư phạm Thiên Tân, Trung Quốc.
- Thạc sỹ Giáo dục Hán ngữ quốc tế, Trường Đại học Sư phạm Thủ đô, Trung Quốc.
- Cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế.
6.5. ThS. Phan Linh Chi – Giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh
- Thạc sĩ Ngành Giáo dục Hán Ngữ Quốc tế - Trường Đại học Sư phạm Phúc Kiến, Trung Quốc.
6.6. ThS. Nguyễn Thị Hà Linh – Giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh
- Thạc sĩ Ngành Giáo dục Hán Ngữ Quốc tế - Trường Đại học Tây Nam, Trung Quốc.
6.7. ThS. Lê Thị Việt Trinh – Giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh
- Thạc sĩ Ngành Văn học – Ngôn ngữ Trung Quốc - Trường Đại học Tương Đàm, Trung Quốc.
6.8. ThS. Hồ Thị Thúy An – Giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh
- Thạc sĩ Ngành Giáo dục Hán Ngữ Quốc tế - Trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh
6.9. ThS. Trần Thị Diệu Thương – Giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh
- Thạc sĩ Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc - Trường Đại học Ngoại ngữ Huế