Back To Top

foto1 foto2 foto3 foto4 foto5

Địa chỉ: Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh

Trưởng Bộ môn: TS. Dương Minh Cường

Ngành đào tạo: Ngôn ngữ Trung Quốc

Mã ngành: 7220204

Điều kiện đầu vào: 

- Xét tuyển thí sinh thi khối: C00, C20, D01, D66;

- Xét tuyển học bạ lớp 12;

- Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.

Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023: 150 sinh viên.

Thời gian đào tạo: 04 năm.

Loại bằng tốt nghiệp: Hệ chính quy tập trung.

Chức danh sau khi tốt nghiệp: Cử nhân

Ngành ngôn ngữ Trung Quốc hiện đang là nhóm ngành được các phụ huynh và học sinh rất kỳ vọng và quan tâm, vì Ngành có nhu cầu cao về nhân lực trong thị trường tuyển dụng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp không lo thất nghiệp, không lo mức thu nhập hạn chế. Hiện nay, Tiếng Trung đang là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên Internet, điều đó cũng góp phần giúp ngành ngôn ngữ Trung Quốc trở thành ngành học được nhiều bạn trẻ lựa chọn.

1. Tổng quan về Ngành ngôn ngữ Trung Quốc
Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là ngành học nghiên cứu về cách sử dụng ngôn ngữ Trung Quốc trên mọi lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa, văn học, thương mại, du lịch, ngoại giao vv.

Chương trình đào tạo của ngành này trang bị cho sinh viên những kiến thức tổng quát về Ngôn ngữ Trung Quốc, bao gồm: Ngữ âm-Văn tự, Nghe, Nói, Đọc, Viết và các kỹ năng Biên - Phiên dịch. Đồng thời, hiểu rõ thêm về lịch sử, địa lý, văn hóa, giáo dục, thể chế, đất nước và con người Trung Hoa.

2. Ngành ngôn ngữ Trung Quốc ra trường làm gì? Ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Trung Quốc có thể đảm nhận các vị trí sau:

- Làm việc độc lập với tư cách là một biên dịch viên các văn bản viết hoặc một phiên dịch viên cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhà nước hoặc tư nhân, trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội;

- Biên tập viên tại các nhà xuất bản có xuất bản phẩm là tiếng Trung Quốc;

- Làm việc trong các văn phòng, các công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, kinh doanh, xuất nhập khẩu, du lịch với các đối tác nước ngoài, tham gia đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng kinh doanh, theo dõi hợp đồng liên quan, lập kế hoạch, chương trình đón tiếp khách quốc tế, tổ chức các tour du lịch, xử lý các công việc có liên quan đến năng lực nói, viết tiếng Trung Quốc;

- Giảng dạy tại các Học viện, Nhà trường;

- Trợ lý, thư ký cho lãnh đạo các đơn vị, doanh nghiệp có giao dịch với nước ngoài;

- Học tiếp để nâng cao trình độ, như Thạc sĩ, Tiến sĩ về ngôn ngữ, văn hóa, văn học.

3. Mục tiêu đào tạo Ngành ngôn ngữ Trung Quốc

Về kiến thức:

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và nâng cao của Ngữ âm - Văn tự tiếng Trung; Nâng cao của Ngữ pháp tiếng Trung và những kỹ năng phân tích ngữ pháp trong quá trình vận dụng ngôn ngữ; Nắm bắt được những kiến thức về văn hoá, văn học, lịch sử, con người, xã hội, kinh tế, chính trị và giáo dục Trung Quốc, sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, từ đó có thể vận dụng được những kiến thức này vào trong công việc.

Thông qua chương trình thực tập, học tập ở nước ngoài hoặc học các học phần thay thế, sinh viên để có thể vận dụng các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ biên dịch, phiên dịch đã học vào công việc thực tiễn tại các văn phòng công ty.

Về kỹ năng:

Đào tạo sinh viên có kỹ năng làm việc hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như công tác biên-phiên dịch liên quan đến tiếng Trung; Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, tích luỹ, cập nhật kiến thức, tư duy sáng tạo và khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan; Kỹ năng tìm kiếm, kiến tạo việc làm và thích ứng nhanh với công việc.

Về năng lực tự chủ trách nhiệm:

Đào tạo Cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tự tin, linh hoạt, dám đương đầu với rủi ro; tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức; nhiệt tình, say mê sáng tạo; có tinh thần tự tôn, hiểu biết văn hóa; có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh, điều kiện và môi trường làm việc; Trung thực, trách nhiệm và đáng tin cậy; hành vi chuyên nghiệp, tự tôn dân tộc; say mê trong công việc, tích cực khám phá kiến thức, khám phá thực tiễn.

4. Tại sao nên học Ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại Trường Đại học Hà Tĩnh?

Trường Đại học Hà Tĩnh hiện đang là 1 trong 10 trường đào tạo Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tốt nhất trên cả nước. Trường có 2 ưu thế lớn nhất mà các trường khác không có, đó là:

- Hiện tại Chương trình đào tạo của Ngành theo định hướng CDIO, kết hợp học lý thuyết trên lớp và thực hành tại doanh nghiệp. Trường đã và đang ký kết hớp tác với Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Việt Nam để nhận sinh viên thực tập. Sinh viên chỉ học tại trường 3 năm đầu, đến năm thứ 4, Trường sẽ phối hợp với các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội thương mại Đài Loan tại Việt Nam sắp xếp thực tập cho sinh viên. Trong 1 năm thực tập tại đây, sinh viên được bao ăn, ở, đi lại, được đóng bảo hiểm lao động và được hưởng trợ cấp sinh hoạt từ 2 đến 10 triệu đồng. Sinh viên sau khi thực tập xong có thể lưu lại làm việc tại doanh nghiệp đó với vị trí là nhân viên chính thức.

- Hiện tại, Trường ký kết hợp tác với Văn phòng Văn hóa – Kinh tế Đài Bắc tại Việt Nam. Hàng năm Văn phòng đều cử 1 hoặc 2 giảng viên người Đài Loan sang giảng dạy các học phần về kỹ năng Nghe- Nói, đồng thời cung cấp các suất học bổng toàn phần đi học  1 năm tại Đài Loan hoặc thực tập hưởng lương 1 năm tại Đài Loan.

Ngoài 2 ưu điểm nổi trội trên, Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường còn có các ưu điểm sau:

- Đội ngũ cán bộ giảng viên giỏi, chuyên nghiệp, tận tâm với sinh viên;

- Chương trình đào tạo hiện đại, trang bị cho sinh viên những kiến thức cốt lõi, sinh viên chủ động tự học, có thể học tập mọi lúc, mọi nơi;

- Sinh viên được đào tạo để phát triển toàn diện về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ;

- Học phí thấp, sinh hoạt phí rẻ.

5. Những giảng viên uy tín Ngành ngôn ngữ Trung Quốc – Trường Đại học Hà Tĩnh

5.1. TS. Dương Minh Cường – Giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh

- Trưởng Bộ môn Ngôn ngữ Trung Quốc – Trường Đại học Hà Tĩnh

- Tiến sĩ Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ học ứng dụng, Trường Đại học Truyền thông Trung Quốc, Bắc Kinh, Trung Quốc.

- Thạc sĩ Ngôn ngữ học và Ngôn ngữ học ứng dụng, Trường Đại học Nam Khai, Trung Quốc.

- Học trao đổi sinh viên tại Trường Đại học Ngô Châu, Trung Quốc.

- Thực tập sư phạm tại Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, Trung Quốc.

- Cử nhân Sư phạm tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế.

- Kinh nghiệm giảng dạy tiếng Trung hơn 10 năm.

- Số điện thoại: 0978884677

5.2. TS. Nguyễn Văn Thanh - Giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh
- Tiến sỹ giáo dục đại học, Trường Đại học Tây Nam, Trung Quốc.
- Tiến sỹ dạy học Hán ngữ đối ngoại, Trường Đại học Hạ Môn, Trung Quốc.
- Thạc sỹ giáo dục Hán ngữ quốc tế, Trường Đại học Trung Sơn, Trung Quốc.
- Cử nhân Sư phạm tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế.
- Kinh nghiệm giảng dạy tiếng Trung hơn 15 năm.

5.2. ThS. Trần Thị Dung – Giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh

- Cố vấn học tập Ngành ngôn ngữ Trung Quốc – Trường Đại học Hà Tĩnh

- Thạc sỹ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Tây Nam, Trung Quốc.

- Thạc sỹ Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế.

- Cử nhân Sư phạm tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng.

- Kinh nghiệm giảng dạy tiếng Trung hơn 10 năm.

- Số điện thoại: 0942871206

5.3. ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy – Giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh

- Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học, Trường Đại học Sư phạm Hồ Nam, Trung Quốc.

- Cử nhân Sư phạm tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế.

- Kinh nghiệm giảng dạy tiếng Trung hơn 10 năm.

- Số điện thoại: 0979340209

5.4. ThS. Nguyễn Thị Mai Trâm – Giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh

- Đang làm Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Sư phạm Thiên Tân, Trung Quốc.

- Thạc sỹ Giáo dục Hán ngữ quốc tế, Trường Đại học Sư phạm Thủ đô, Trung Quốc.

- Cử nhân Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ Huế.

- Kinh nghiệm giảng dạy tiếng Trung gần 10 năm.

5.5. ThS. Phan Linh Chi – Giảng viên Trường Đại học Hà Tĩnh

- Thạc sĩ Ngành Giáo dục Hán Ngữ Quốc tế - Trường Đại học Sư phạm Phúc Kiến, Trung Quốc.

- Kinh nghiệm giảng dạy tiếng Trung hơn 5 năm.

- Số điện thoại: 0919644648

5.6 Giảng viên thỉnh giảng người Đài Loan và các giảng viên thỉnh giảng khác.

Giảng viên thỉnh giảng người Đài Loan: KAO JING WEN
- Là giảng viên dạy tiếng Trung, Trường Đại học Văn Tảo, Đài Loan.
- Cô là người có thâm niên lâu năm trong viêc giảng dạy tiếng Hoa và văn hóa, văn học Đài Loan
- Nhiều năm giảng dạy tiếng Hoa theo Đề án của Văn phòng Văn hóa – Giáo dục Đài Bắc tại Việt Nam.

6. Các phương thức xét tuyển tại Trường Đại học Hà Tĩnh

6.1. Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023;

6.2. Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập lớp 11 hoặc lớp 12 THPT (học bạ);

6.3. Phương thức 3: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài;

6.4. Phương thức 4: Xét tuyển thắng và ưu tiên.

Các khối xét tuyển Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

C00: Văn, Sử, Địa; 

C20: Văn, Địa, GDCD;

D01: Văn, Toán, Anh; 

D66: Văn, GDCD, Anh.

7. Học phí ngành ngôn ngữ Trung Quốc - Trường Đại học Hà Tĩnh

Học phí hiện hành: 9.800.000 đồng/năm (chín triệu tám trăm nghìn đồng).

8. Những hình ảnh hoạt động tiêu biểu của Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc - Trường Đại học Hà Tĩnh

 nnt1

Lãnh đạo nhà Trường chào mừng giảng viên người Đài Loan sang giảng dạy tiếng Trung

nnt2

Cuộc thi Ngôi sao Hoa ngữ, lần thứ VI, năm 2023

nnt3

Bàn giao sinh viên thực tập hưởng lương 1 năm tại Doanh nghiệp

nnt4

nnt5

Giảng viên thăm sinh viên thực tập tại doanh nghiệp Đài Loan

nnt6

Sinh viên tham dự Hội thảo Giới thiệu giáo dục Đài Loan do Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Đài Bc tổ chức

nnt7

Báo cáo kết quả Nghiên cứu khoa học của sinh viên

nnt8

nnt9

Các hoạt động khác của sinh viên

 

Copyright © 2024 Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hà Tĩnh. Rights Reserved.